Đang xử lý

Lama Ole Nydahl

( 0 )

Ole Nydahl sinh ngày 19 tháng 3 năm 1941 tại vùng phụ cận Copenhagen. Sau thời gian phục vụ trong quân đội Đan Mạch, Thầy nghiên cứu triết học, học tiếng Anh và tiếng Đức ở Đan Mạch, Hoa Kỳ và Đức.

Năm 1968, Ole và vợ là Hannah Nydahl lần đầu tiên gặp gỡ những bậc Thầy vĩ đại của dòng Kim Cương Thừa khi đang hưởng tuần trăng mật ở Nepal. Vào năm 1969, Thầy và vợ trở thành những đệ tử phương Tây đầu tiên của người đứng đầu dòng truyền thừa Karma Kagyu, H.H. đời thứ 16 Gyalwa Karmapa.

Trong khoảng gần 4 năm tu tập chuyên sâu ở đông Himalaya, họ tiếp nhận những chân truyền quan trọng nhất và những chỉ dẫn sâu sắc từ những thiền sư vĩ đại đi trước của các dòng truyền thừa Kagyu và Nyingma:

Đại thủ ấn - Mahamudra (“The Great Seal”, quan điểm Phật giáo cao nhất về tự nhiên của tâm thức) từ đời thứ 16 Karmapa, 1969-1981.

Kagyu Ngagdzö (bộ “kho báu của những truyền thừa quan trọng nhất” của dòng Karma Kagyu) từ Karmapa đời thứ 16, 1976.

Phát tâm bồ đề (tâm nguyện cống hiến cuộc sống cho sự giác ngộ của nhân loại) từ Shamar Rinpoche, người đứng thứ hai của dòng tu Karma Kagyu, 1970.

Những tu tập nền tảng (Ngöndro) từ Kalu Rinpoche, 1970-1971.

Kagyü Ngagdzö từ Jamgön Kongtrul Rinpoche, 1989.

Kalachakra (truyền thừa “Vòng quay thời gian”) từ Kalu Rinpoche vào năm 1985, Tenga Rinpoche vào năm 1985, Dalai Lama vào năm 1985 và 2002, Lopön Tsechu Rinpoche vào năm 1994, Beru Khyentse Rinpoche vào năm 2009, và Sakya Trizin vào năm 2010.

Sáu Yogas của Naropa (thiền định nâng cao Tantric của truyền thừa Kagyu) từ Situ Rinpoche, 1975.

Phowa (Chuyển thần thức vào lúc lâm chung) theo yêu cầu của Gyalwa Karmapa, từ Ayang Rinpoche, 1972.

Chik Che Kun Drol (1 bộ những lễ thụ pháp Kagyu) từ Tenga Rinpoche, 1985.

Rinchen Terdzö (“Kho báu của truyền thừa Nyingma”) từ Kalu Rinpoche, 1983.

Họ cũng tiếp nhận nhiều lễ thụ pháp và những chỉ dẫn khác từ những bậc Thầy kể trên cũng như từ Dilgo Khyentse Rinpoche, Gyaltsab Rinpoche, Urgyen Tulku, Bokar Rinpoche, Kanjur Rinpoche, Gyaltrul Rinpoche, và những vị khác.

Vào mùa thu năm 1972, Đức Karmapa đời thứ 16 yêu cầu Ole và Hannah Nydahl trở lại châu Âu. Họ được trao nhiệm vụ giảng dạy và thành lập các trung tâm Phật giáo ở thế giới Tây phương dưới tên của Đức Karmapa. Hơn thế nữa, Người cho phép đôi vợ chồng người Đan Mạch này tổ chức quy y Tam Bảo và phát nguyện Bồ đề tâm.

Ban đầu, Ole được gọi là Ole Nydahl “Khampa”, tên gọi các chiến binh miền đông Tây Tạng. Trong những năm sau đó, khi việc không thể tránh khỏi là lãnh trách nhiệm chính trị của dòng tu Kagyu, Thầy được gọi là “Chökyi Magpön” (“Dharma-General” - Tướng Quân Phật Pháp) và sau vài năm Thầy được gọi là “Mahakala”, tên của vị Bồ tát bảo hộ chính cho dòng Karma Kagyu. Karmapa chính thức đề cử Ole Nydahl trở thành Lạt Ma vào năm 1977, tại Hoa Kỳ.

Đức Karmapa đời thứ 16 vẫn là người Thầy chính của Hannah và Ole Nydahl thậm chí sau khi Người viên tịch vào năm 1981; Người liên kết mọi thứ và đưa ra chỉ dẫn cho công tác hoằng Pháp cho đến tận nay.

Sau Đức Karmapa đời thứ 16 viên tịch vào năm 1981, Shamar Rinpoche và Tenga Rinpoche yêu cầu Lama Ole Nydahl truyền đạt phương pháp tu tập Phowa (Chuyển thần thức vào lúc lâm chung) cho các thiền sinh Tây phương. Trong cùng năm đó, Lama Ole Nydahl thuyết giảng khóa Phowa đầu tiên ở Graz, Áo. Đến nay, Thầy đã truyền đạt phương pháp này đến hơn 70.000 người với trung bình 12 khóa tu tập hằng năm trên khắp thế giới. Hiện tại, Thầy làm việc như một chuyên gia trong lĩnh vực về sự sống, cái chết và tái sinh, và cũng là người nắm giữ nhiều dòng truyền thừa Phowa.

Tại buổi nói chuyện với 4.000 thực tập sinh ở một khóa thiền định, Shamar Rinpoche nói rằng lý do mà các hoạt động của Lama Ole Nydahl tiếp tục truyền cảm hứng cho hàng ngàn người đến tận ngày nay là do Thầy đã theo mong ước của sư phụ, Karmapa đời thứ 16, một cách chính xác và không có mảy may nghi ngờ nào.

Với những hoạt động và niềm hoan hỉ liên tục, Lama Ole Nydahl hiện nay làm việc cùng với Karmapa đời thứ 17 Trinley Thaye Dorje, tái sinh của người Thầy trước đó của mình. 

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận