Đang xử lý

Nam Cao

( 0 )

Nam Cao (1917 - 1951), tên thật là Trần Hữu Tri, là một nhà văn hiện thực lớn (trước Cách Mạng), một nhà báo kháng chiến (sau Cách Mạng), một trong những văn sĩ tiêu biểu nhất thế kỷ 20 của Việt Nam. Ông có nhiều đóng góp quan trọng đối với việc hoàn thiện phong cách truyện ngắn và tiểu thuyết Việt Nam ở nửa đầu thế kỷ 20.

Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là  "vì nhân sinh".

Trong cuộc đời cầm bút, Nam Cao luôn suy nghĩ về vấn đề Sống và Viết, rất có ý thức về quan điểm nghệ thuật của mình. Có thể nói, nhắc đến Nam Cao là nhắc đến chủ nghĩa hiện thực trong Văn học Việt Nam từ 1930 đến 1945.

Thời gian đầu lúc mới cầm bút, ông chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn đương thời. Dần dần nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than của người lao động, ông đã đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực chủ nghĩa. Tác phẩm Giăng sáng (1942); phê phán thứ văn chương thi vị hóa cuộc sống đen tối, bất công – Đó là thứ "Ánh trăng lừa dối". Nam Cao nhận thức nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nhìn thẳng vào sự thật "tàn nhẫn", phải nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân và vì họ mà lên tiếng.

Đời thừa (1943); khẳng định một tác phẩm văn học phải vượt lên trên tất cả các bờ cõi và giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người.

Sau 1945, tham gia kháng chiến chống Pháp, sẵn sàng hy sinh thứ nghệ thuật cao siêu với ý nghĩ: lợi ích dân tộc là trên hết. Nhật ký Ở rừng (1948) - tác phẩm có giá trị của văn xuôi thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp - thể hiện quan niệm "sống đã rồi hãy viết" và "góp sức vào công việc không nghệ thuật lúc này chính là để sửa soạn cho tôi một nghệ thuật cao hơn".

Tác phẩm Tiểu thuyết:

  • Truyện người hàng xóm (1944) - Báo Trung văn Chủ nhật.
  • Sống mòn (viết xong 1944, xuất bản 1956), ban đầu có tên Chết mòn - Nhà xuất bản Văn Nghệ.
  • Và bốn tiểu thuyết bản thảo bị thất lạc: Cái bát, Một đời người, Cái miếu, Ngày lụt.

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận