Đang xử lý

Bình-nguyên Lộc

( 0 )

Bình-nguyên Lộc (7 tháng 3 năm 1914 - 7 tháng 3 năm 1987), tên thật là Tô Văn Tuấn, là một nhà văn lớn, nhà văn hóa Nam Bộ trong giai đoạn 1945-1975. Ngoài bút danh Bình-nguyên Lộc, ông còn có các bút danh Phong Ngạn, Hồ Văn Huấn, Tôn Dzật Huân, Phóng Ngang, Phóng Dọc, Diên Quỳnh...

Trước 1949

Bình-nguyên Lộc sinh tại làng Tân Uyên, tổng Chánh Mỹ Trung, tỉnh Biên Hòa (nay thuộc thị trấn Tân Uyên, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương). Ông xuất thân trong một gia đình trung lưu đã có mười đời sống tại Tân Uyên. Cha là ông Tô Phương Sâm (1878-1971) làm nghề buôn gỗ. Mẹ là bà Dương Thị Mão (hay Mẹo) (1876-1972). Theo giấy khai sinh, Bình-nguyên Lộc tên thật là Tô Văn Tuấn, sinh ngày 7 tháng 3 năm 1915. Tuy nhiên, trên thực tế có thể ông sinh ít nhất một năm trước ngày ghi trong giấy khai sinh, nghĩa là năm 1914, nhưng không rõ có đúng là ngày 7 tháng 3 hay không. Nhà ông chỉ cách bờ sông Đồng Nai hơn một trăm mét và con sông in đậm dấu ấn trong một số tác phẩm của ông sau này như truyện ngắn Ðồng đội (trong Ký thác), hồi ký Sông vẫn đợi chờ (viết và đăng báo ở California, Mỹ)...

Từ năm 1919 đến 1920, ông theo học chữ nho với một ông đồ trong làng. Sau đó Bình-nguyên Lộc học trường tiểu học ở Tân Uyên vào những năm 1921-1927. Năm 1928 ông ở nhà luyện tiếng Pháp để thi vào trung học Pétrus Ký ở Sài Gòn. Từ 1929 đến 1933, ông học trung học ở trường Pétrus Ký và lấy bằng Thành chung (Diplôme d´Études Primaires Supérieures, tú tài phần thứ nhất) năm 1933. Tuy nhiên, có tài liệu nói ông đậu bằng Thành chung trong niên khóa 1933-1934 và thôi học do kinh tế khủng hoảng. Cũng có tài liệu nói ông không học xong trung học và nghỉ học năm 1935.

Năm 1934, Bình-nguyên Lộc về quê lập gia đình với cô Dương Thị Thiệt. Sau đó ông thi vào ngạch thư ký hành chính nhưng vì kinh tế khủng hoảng, hơn một năm sau ông mới được tuyển dụng. Ban đầu, ông làm công chức tại kho bạc tỉnh Thủ Dầu Một (nay là tỉnh Bình Dương). Năm 1936, ông đổi về làm nhân viên kế toán ở kho bạc Sài Gòn (sau đổi tên thành Tổng nha ngân khố Sài Gòn). Ông bắt đầu viết văn trong thời gian này. Truyện ngắn đầu tay của ông có tên Phù sa, viết về công cuộc Nam tiến của người Việt vào miền đất mới Nam Kì, đăng trên tạp chí Thanh niên của kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát. Ông kết bạn với những tác giả khác viết cho báo Thanh niên như Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Hoàng Tư, Lâm Thao Huỳnh Văn Phương, Dương Tử Giang, Nguyễn Tấn Sĩ... Vào khoảng năm 1943, ông hoàn tất tác phẩm Hương gió Đồng Nai (khởi thảo từ năm 1935), tập truyện ngắn và tùy bút về hương đồng cỏ nội đất Đồng Nai. Tác phẩm được Xuân Diệu, Huy Cận và vài nhà văn khác tán thưởng, nhưng sau đó bị thất lạc trong chiến tranh.

Năm 1944, Bình-nguyên Lộc bị bệnh thần kinh nên xin nghỉ dài hạn không lương, và từ đó về sau không trở lại với nghề công chức nữa. Năm 1945, ông tản cư về quê, nhưng cuối năm 1946 ông hồi cư trở lại quận Lái Thiêu, tỉnh Thủ Dầu Một. Trong thời gian này, Bình-nguyên Lộc có tham gia công tác kháng chiến tại miền Đông Nam Bộ và là thành viên của Hội Văn hoá cứu quốc tỉnh Biên Hòa. Vào những năm 1944-1947, do bệnh cũ tái phát gây khủng hoảng tinh thần nên Bình-nguyên Lộc không viết tác phẩm nào.

Từ năm 1949: chuyển nhà xuống Sài Gòn

Năm 1949, ông xuống ở Sài Gòn và ở hẳn đó cho tới năm 1985. Năm 1950, ông viết cuốn Nhốt gió và xuất bản cùng năm. Từ năm 1952, Bình-nguyên Lộc làm thư ký tòa soạn cho vài tờ báo xuất bản tại Sài Gòn. Năm 1952, ông chủ trương tờ Vui sống, tuần báo văn nghệ có khuynh hướng y học với mong muốn áp dụng kiến thức y học phổ thông vào đời sống thực tế. Báo quy tụ nhiều cây bút sáng giá đương thời như Đông Hồ Lâm Tấn Phác, Thanh Nghị Hoàng Trọng Quị, Lê Trương Ngô Đình Hộ, Thiếu Sơn Lê Sĩ Quý, Sơn Nam... Năm 1956, ông cùng các văn hữu cho ra đời tờ Bến Nghé, tuần báo có tinh thần văn nghệ lành mạnh mang màu sắc địa phương với mục đích làm sống dậy sinh khí của đất Gia Định xưa. Ngoài ra, ông cùng các đồng nghiệp thành lập Nhà xuất bản Bến Nghé, chuyên xuất bản các tác phẩm văn chương mang hương sắc Đồng Nai, Bến Nghé.

Trong thời gian 1960-1970, ông vẫn làm báo và làm chủ bút nhiều nhật báo tại Sài Gòn. Bình-nguyên Lộc sáng tác rất đều tay trong giai đoạn này. Hàng năm đều có đôi ba tác phẩm của ông ra mắt công chúng. Trong thời gian này, ông đoạt giải nhất Văn chương toàn quốc 1959-1960 thể loại tiểu thuyết với cuốn Đò dọc. Cùng được giải nhất đồng hạng là nhà văn Vũ Khắc Khoan với cuốn Thần tháp rùa. Giai đoạn 1970-1975, ông làm hội viên Hội đồng văn hóa giáo dục Việt Nam.

Sau 1975, ông ngưng cầm bút vì bệnh nặng. Tháng 10 năm 1985, ông được gia đình bảo lãnh sang Mỹ chữa bệnh. Ngày 7 tháng 3 năm 1987, ông từ trần tại Rancho Cordova, Sacramento, California, vì bệnh cao huyết áp, thọ 74 tuổi. Ông được an táng ngày 14 tháng 3 năm 1987 tại nghĩa trang Sunset Lawn. Vợ ông, bà Dương Thị Thiệt, qua đời ngày 9 tháng 10 năm 1988 cùng nơi với ông.

Gia đình và đời tư

Vợ Bình-nguyên Lộc là bà Dương Thị Thiệt (1911-1988). Họ có với nhau năm người con, bao gồm: Tô Dương Hiệp (1935-1973), Tô Hòa Dương (1937-2011), Tô Loan Anh (1939), Tô Mỹ Hạnh (1940) và Tô Vĩnh Phúc (1947).

Bình-nguyên Lộc mắc bệnh thần kinh năm 1944, năm sau thì khỏi. Nhưng từ năm 1950 đến năm 1964, ông trở nên cực kỳ khó tính, thường xuyên gây căng thẳng trong gia đình. Không rõ đây có phải là một dạng thái bệnh tâm thần loại nhẹ biến chứng từ bệnh thần kinh năm 1944 không. Tuy nhiên, Bình-nguyên Lộc cứ đinh ninh bản thân ông không thể mắc bệnh tâm thần, chỉ có vợ, con, cháu và bạn bè ông mới có thể mắc bệnh này (thực ra, ông quả có hai người cháu và vài bạn làng văn mắc bệnh tâm thần). Do đó ông ưa hỏi thăm về bệnh tâm thần để cứu chữa cho... người thân và bạn bè.

Cũng vì quan tâm tới bệnh tâm thần mà ông nghĩ là của người khác, Bình-nguyên Lộc đã cùng người trưởng nam là bác sĩ Tô Dương Hiệp, giám đốc Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa, soạn thảo một công trình biên khảo lấy tựa là Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ. Có thể một số bài trong tập biên khảo đã được đăng tải trên đặc san của Bệnh viện Tâm thần Biên Hòa cùng với nhiều tranh vẽ và văn thơ của các văn nghệ sĩ mắc bệnh tâm thần điều trị tại bệnh viện nói trên (như Bùi Giáng, Nguyễn Ngu Ý). Tác phẩm Khinh tâm bệnh và sáng tác văn nghệ chưa xuất bản thì bác sĩ Tô Dương Hiệp từ trần và bản thảo bị thất lạc.

Khi còn ở Việt Nam, Bình-nguyên Lộc thường giao du thân mật với Nguyễn Ang Ca, An Khê, Hà Liên Tử.

Trăm Nhớ Ngàn Thương

Trăm Nhớ Ngàn Thương

( 0 )
5.000 đ
Trăm Nhớ Ngàn Thương là tiểu thuyết của Bình-nguyên Lộc, đăng báo Kịch Ảnh năm 1965. "Ngàn xem lại đồng hồ tay thì đã chín giờ kém năm rồi. Chàng đã ngồi đây hơn một tiếng đồng hồ mà chưa dám hành động, mặc dầu kế hoạch...
Uống Lộn Thuốc Tiên

Uống Lộn Thuốc Tiên

( 0 )
20.000 đ
"Hỡi vị lãnh chúa tuấn nhã ơi, lãnh chúa có muốn nghe một câu chuyện tình, một câu chuyện đau thương, một câu chuyện tang tóc hay không?" Đó là câu khai mào mà bọn ca nhạc sĩ lưu diễn bên Âu Châu thời Trung Cổ đã mở...
Sau Đêm Bố Ráp

Sau Đêm Bố Ráp

( 0 )
20.000 đ
Xóm Cây Điệp lặng trang. Nhiều nhà ngủ đã được một giấc khá dài rồi. Một số nhà khác còn làm lụng, nhưng họ chỉ gây tiếng động nho nhỏ thôi chớ cũng không có ai nói gì. Đèn dầu hôi của những người làm việc ban...
Quán Tai Heo

Quán Tai Heo

( 0 )
10.000 đ
Theo lời giải thích ở đầu truyện, Quán Tai Heo đã được in trên "Tiểu thuyết thứ bảy" vào năm 1960, sau đó Bình-nguyên Lộc có nhắc tới truyện Quán Tai Heo khi trả lời phỏng vấn của Lê Phương Chi (Tin Sách số 2-1965) rằng truyện này cũng có trong tập...
Nhốt Gió

Nhốt Gió

( 0 )
5.000 đ
Nhốt Gió gồm có 5 truyện ngắn như sau: Cái Bách-xê Trự thứ mười Bàn tay năm ngón Nhốt gió Không trốn nữa
Tỳ Vết Tâm Linh

Tỳ Vết Tâm Linh

( 0 )
20.000 đ
Ra khỏi trại bệnh hơn mười phút đồng hồ rồi mà Lưu còn nghe choáng váng bàng hoàng. Chàng vừa trải qua những phút chấn động tâm thần mãnh liệt, nó suýt dìm chàng vào cõi bất thức giác y như người em gái của chàng,...
Nửa Đêm Trảng Sụp

Nửa Đêm Trảng Sụp

( 0 )
15.000 đ
Làm xong bài toán hình học không gian, Nhan ngáp dài. Nàng xem lại đồng hồ tay thì thấy đã mười giờ bốn mươi rồi. Cô nữ sinh đệ tứ ấy xếp giấy má sách vở lại, đứng lên toan tắt ngọn đèn tọa đăng rồi đi ngủ, nhưng còn chần chờ...
Món Nợ Thiêng Liêng

Món Nợ Thiêng Liêng

( 0 )
15.000 đ
Thảo điền tên họ của chàng, số chương mục và số tiền gởi, đoạn đẩy tấm phiếu gởi tiền vào ghi-sê. Ghi-sê ở ngân hàng nầy là một hàng rào thưa bằng sắt rèn mọc từ mặt quầy gỗ lên cao khỏi đầu người độ một thước tây. Cố nhiên...
Hồi Ký Văn Nghệ

Hồi Ký Văn Nghệ

( 0 )
5.000 đ
Hồi Ký Văn Nghệ của tác giả Bình-nguyên Lộc gồm có các đề mục như sau: Ông, Bà Bút-Trà Hai thi sĩ Nguyễn Nhược Pháp và Hà Thượng Nhân Vài kì niệm viết lách với Thanh Nam Gặp lại người xưa Đít chuột
Đừng Hỏi Tại Sao

Đừng Hỏi Tại Sao

( 0 )
15.000 đ
Không nghiên cứu thái độ, Toàn tự nhiên mà hành động đúng theo lẽ phải. Công việc đầu tiên từ ba ngày nay là làm quen lại với cuộc sống mà chàng đã ở ngoài lề non ba năm rồi. Chàng đã đi xem Sài Gòn như người...
Đèn Cần Giờ

Đèn Cần Giờ

( 0 )
10.000 đ
Đèn Cần Giờ gồm có các đề mục như sau: Những hòn đạn bi-da Lan rừng Đèn Cần Giờ Ma rừng Những khối tình con của học sanh Không trốn nữa
Rừng Mắm

Rừng Mắm

( 0 )
Miễn phí
Chim đang bay lượn bỗng đứng khựng lại, khiến thằng Cộc thích chí hết sức. Nó theo dõi con chim thầy bói từ nãy đến giờ, chờ đợi cái phút này đây. Thật là huyền diệu, sự đứng yên được một chỗ trên không trung, trông như là chim ai...
Cuống Rún Chưa Lìa

Cuống Rún Chưa Lìa

( 0 )
10.000 đ
Cuống Rún Chưa Lìa gồm có các truyện ngắn sau: Căn bệnh bí mật của nàng Bà mọi hú Lửa Tết Câu dầm Phân nửa con người Chiếc khăn kỷ niệm Bám níu Ma ném đá Mấy vụ quật mồ bí mật Về làng cũ Những đứa con thương của...
Gieo Gió Gặt Bão

Gieo Gió Gặt Bão

( 0 )
15.000 đ
"Uổng quá!" "Gì mà uổng quá? Hảo hỏi chồng và ngó theo hướng nhìn của ông Nho: người ta đông nghẹt trước rạp chiếu bóng hôm đó, không thể biết ông ấy đang nhìn cái gì." "Gì mà uổng quá?" Hảo lập lại câu...
Hoa Hậu Bồ Đào

Hoa Hậu Bồ Đào

( 0 )
30.000 đ
Tới trước cửa nhà thương Thuốc Chó ở đường Bát-Tơ, thầy bảy Nam ngừng xe lại như thường lệ cho thầy tư Trung xuống để đi bộ, rồi thầy mới quẹo xe vào ngõ hẻm nhà thầy. Thầy tư Trung vừa toan mở cửa xe thì thầy bảy Nam nói: "Mà thôi, để tôi đưa...
Ký Thác

Ký Thác

( 0 )
10.000 đ
Ký Thác gồm có các truyện ngắn sau: Rừng mắm Hạ bệ Ba con cáo Bao sao giữa giời Ăn cơm chưa Pì-pế-hán Cho tay nầy, lấy tay kia Hồn ma cũ Người đàn ông đẻ Lầu 3 phòng 7 Kẻ chiến bại Rung cây dừa Đồng đội Người tài xế điên Nắng...
Lữ Đoàn Mông Đen

Lữ Đoàn Mông Đen

( 0 )
25.000 đ
Định không biết nhảy, nhưng cứ vào những nơi nầy mỗi đêm, sợ người ta sinh nghi, nên chàng cố bươi trí để làm cho sự có mặt của chàng được ổn. Dân chơi thì họ bất kể chàng, chàng chỉ lo bị nhơn viên của các hộp đêm nầy ngạc...

Góc đối thoại

Chưa có nhận xét

Thảo luận